Để tìm kiếm nhà sản xuất đáng tin cậy để hợp tác, nhà kinh doanh cần hiểu rõ các thuật ngữ về OEM và ODM. OEM và ODM là gì? Ưu nhược điểm của từng loại hình ra sao? Có nên nhập hàng OEM để kinh doanh hay không? Trong bài viết này, Vbimex Việt Nam sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc trên.
OEM và ODM là gì?
OEM là gì?
OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing. Có nghĩa là sản xuất thiết bị gốc/ sản xuất sản phẩm gốc. Hiểu đơn giản, công ty OEM là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm, các thiết bị theo yêu cầu và thiết kế của đối tác, đơn vị kinh doanh.
Thông thường các mặt hàng OEM chính là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty. Tuy nhiên, chúng lại được đưa ra thị trường dưới tên một thương hiệu khác của công ty đặt hàng sản phẩm đó.
Ví dụ trên Thế Giới có Apple và Foxconn. Apple là khách hàng, chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn chính là công ty OEM, là đơn vị trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm theo yêu cầu cho Apple
ODM là gì?
ODM là từ viết tắt của từ Original Design Manufacturing. Chính là các công ty chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu từ doanh nghiệp. Nếu bạn có một ý tưởng nhưng gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Sau đó bạn có thể mang thiết kế từ công ty ODM sang cho công ty OEM sản xuất.
Một ví dụ về sản phẩm ODM là bộ sạc xe điện. Nếu tìm bộ sạc xe điện trên Google, bạn sẽ thấy nhiều công ty có sản phẩm được thiết kế gần giống nhau. Mặc dù các sản phẩm được sản xuất theo cùng một thiết kế chung, nhưng mỗi sản phẩm đều có nhãn hiệu riêng, màu sắc và đóng gói theo quy cách của từng người mua.
Ưu và nhược điểm của OEM
Ưu điểm
Giá thành hàng hóa OEM thường sẽ thấp và tối ưu hơn so với mô hình sản xuất truyền thống thông thường. Đồng thời chất lượng vẫn được đảm bảo vì đáp ứng được đúng yêu cầu và thiết kế từ doanh nghiệp nhờ thiết bị tân tiến và nhân công lành nghề.
Thêm một lợi thế và ưu điểm của OEM là doanh nghiệp kinh doanh có thể chủ động triển khai cùng lúc nhiều mặt hàng khác nhau với một hoặc nhiều công ty gia công, sản xuất OEM khác nhau, để đa dạng danh mục sản phẩm. Giúp thâm nhập và thử nghiệm thị trường một cách hiệu quả. Không cần tốn thời gian và chi phí để xây dựng nhà máy, xí nghiệp.
Mặt khác, công ty sản xuất gia công OEM cũng có thể tư vấn, hỗ trợ ngược lại cho đối tác, doanh nghiệp bằng các kinh nghiệm thực tế mà họ có được. Giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro, sai sót và lỗi sản phẩm.
Nhược điểm
Trong thực tế, lợi ích mà OEM mang lại thường lớn hơn so với hình thức sản xuất truyền thống. Tuy nhiên các doanh nghiệp, khách hàng cũng có nguy cơ bị đánh cắp hoặc sao chép công trình nghiên cứu, công nghệ hay các bản thiết kế. Nguyên nhân là vì các công ty OEM có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn tài liệu này. Vậy nên việc quan trọng nhất trong quá trình chọn đối tác, công ty sản xuất gia công OEM chính là lựa chọn đơn vị uy tín, chất lượng và có những ràng buộc, giới hạn pháp lý rõ ràng ngay từ đầu.
Ưu và nhược điểm của ODM
Ưu điểm
ODM thường có số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ) thấp hơn. Đó là lý do tại sao ODM thu hút khách hàng hơn. Vì ODM cung cấp tất cả các chức năng quan trọng như thiết kế, sản xuất hay xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm, chi phí phát triển sản phẩm thường ít hơn nhiều so với chi phí khi làm việc với OEM.
Nhược điểm
Nhược điểm của ODM là khiến khách hàng cảnh giác khi sử dụng dịch vụ. Vì khách hàng đang cung cấp ý tưởng chứ không tham gia thiết kế sản phẩm cuối cùng nên ít có cơ hội để tùy chỉnh, thực hiện các thay đổi hay kiểm soát các yêu cầu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Một số người lo lắng rằng ý tưởng của họ có thể bị chủ sở hữu sản phẩm ODM đánh cắp vì doanh nghiệp có đủ mọi thứ để sản xuất sản phẩm mà không cần thêm bất cứ sự trợ giúp hay đầu vào nào.
Hàng OEM có tốt không?
Hàng OEM (Original Equipment Manufacturer) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm điện tử như linh kiện máy tính, laptop, điện thoại. Vậy hàng OEM có tốt không và người dùng có nên lựa chọn loại sản phẩm này?
Chất lượng tương đương hàng thương hiệu
Hàng OEM được sản xuất bởi chính các nhà máy của các thương hiệu lớn như Intel, AMD, Asus,… Do đó, chất lượng thường tương đương hoặc không thua kém so với sản phẩm có logo thương hiệu.
Giá cả phải chăng hơn
Do không phải chi trả chi phí marketing, quảng cáo, hàng OEM có giá rẻ hơn 15-30% so với sản phẩm thương mại cùng cấu hình. Tuy nhiên, do chỉ dành cho sản xuất nên hàng OEM thường không đi kèm các dịch vụ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất. Điều này có thể gây khó khăn nếu sản phẩm gặp vấn đề.
Như vậy, với mức giá rẻ hơn nhưng chất lượng tương đương, hàng OEM phù hợp cho người dùng muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khách hàng cần cân nhắc về vấn đề bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật trước khi quyết định.
Nhập hàng OEM cần lưu ý gì?
Hàng OEM ngày càng được nhiều người tiêu dùng quan tâm bởi giá cả phải chăng. Tuy nhiên khi mua hàng OEM, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra kỹ thông số, cấu hình có thực sự giống với sản phẩm thương hiệu không.
- Chọn mua các sản phẩm OEM có xuất xứ rõ ràng, uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Hàng OEM thường không có tem niêm phong nguyên bản nên dễ bị làm giả, nhái.
- Hạn chế mua các mặt hàng dễ hỏng như máy tính xách tay, thiết bị điện tử,…
- Sản phẩm OEM không có các dịch bảo hành chính hãng nên cần cân nhắc trước khi mua.
- Chỉ nên mua của các địa chỉ, website uy tín để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu hơn về hàng OEM và ODM. Những lợi thế của việc kinh doanh hàng OEM mang lại để đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào. Bạn hãy liên hệ với Vbimex Việt Nam qua số Hotline 0825.14.14.14 để được tư vấn miễn phí ngay!
Xem Thêm:
CÔNG TY TNHH TMQT VBIMEX VIỆT NAM
Dịch vụ Uỷ thác Xuất nhập khẩu và Logistics Trung – Việt
Hotline: 0825.14.14.14
Facebook: https://facebook.com/vbimexvietnam
Hà Nội: 17 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hải Phòng: Bến xe Vĩnh Niệm, đường Bùi Viện, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
Hồ Chí Minh: 2399/3A QL 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP. Hồ Chí Minh
https:dathangchina247.com