Giấy Phép Xuất Khẩu Là Gì? Quy Trình Xin Giấy Phép Xuất Khẩu Hàng Hóa

  • Vbimex
  • 02/01/2025
Giấy phép xuất khẩu là gì? Tìm hiểu vai trò và quy trình xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa chi tiết, giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động xuất nhập khẩu.

Giấy Phép Xuất Khẩu là gì?

Giấy phép xuất khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó. Ở Việt Nam, giấy phép xuất khẩu là văn bản do cơ quan nhà nước cấp cho cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định đối với một loại hàng hóa cụ thể. Luật Thương mại 2005 và luật Quản lý ngoại thương 2017 là căn cứ để quản lý việc xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó có Nghị định 69/2018 quy định chi tiết một số điều của 2 luật này.

Các Mặt Hàng Phải Xin Giấy Phép Xuất Khẩu

Các mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu thuộc danh mục hàng có điều kiện trong 3 nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu được phân chia: Hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường; hàng cấm xuất nhập khẩu và hàng có điều kiện.
  • Thuốc tân dược: Các loại thuốc tân dược với số lượng ít, gửi cho người nhận là cá nhân cần có đầy đủ các giấy tờ về đơn thuốc cũng như công văn cam kết.
  • Các loại hạt giống: Để xuất khẩu nước ngoài, mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu trong đó doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp.
  • Động thực vật: Để có thể đưa động vật hay thực vật ra nước ngoài bằng cách xuất khẩu, bạn cần có giấy phép kiểm tra của Cục kiểm dịch thực vật, Cục thú y.
  • Mẫu khoáng sản: Loại hàng hóa này cần có giấy phép khai thác, xuất khẩu cùng công văn xin xuất hàng gửi cục Hải quan.
  • Gỗ và các sản phẩm từ gỗ: Đây là một loại trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép khi xuất khẩu và giấy chứng nhận hun trùng như: bàn ghế gỗ, vật dụng bằng gỗ, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
  • Mỹ phẩm: Phải làm công bố mỹ phẩm và giấy phép xuất khẩu
  • Chất lỏng, cát, bột than,…: Chất lỏng, cát, bột than,… phải có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không.
  • Sách báo, ổ đĩa cứng: Thuộc loại văn hóa phẩm, sách báo hay ổ đĩa cứng khi xuất khẩu cần được sự kiểm tra nghiêm ngặt của sở thông tin và truyền thông, sở văn hóa thể thao và du lịch. Trừ các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức hoặc lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục điện ảnh và các cơ quan quản lý văn hóa, văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép:
    • Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.
    • Các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình.
    • Các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật thuộc các thể loại: đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, điêu khắc, khảm trai,….
    • Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…thuộc các thể loại và chất liệu.

Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu cần những gì?

Theo Khoản Điều 9 nghị định 69/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu được quy định như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Điều này có nghĩa là hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu bao gồm văn bản đề nghị cấp giấy phép từ thương nhân, các giấy chứng nhận về đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh, cùng các giấy tờ và tài liệu khác liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Quy trình cấp giấy phép xuất khẩu được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cùng với Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương.

Quy Trình xin giấy phép xuất khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu
  • Trong thời hạn 3 ngày làm việc, bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp cần xem xét thêm thông tin, thời gian xem xét không vượt quá 10 ngày làm việc.
  • Thời gian xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm cơ quan nhận được ý kiến trả lời từ các cơ quan liên quan (nếu có). Nếu có quy định pháp luật yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thì thời hạn xử lý hồ sơ sẽ phụ thuộc vào quá trình trao đổi này.
  • Sau khi hoàn thiện xem xét hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ sẽ thông báo kết quả cho thương nhân. Kết quả có thể là việc cấp giấy phép xuất khẩu hoặc từ chối cấp giấy phép nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu pháp luật.
Bước 3: Chờ và nhận kết quả
Xuất khẩu là gì? Một số hình thức xuất khẩu thông dụng

Nơi xin giấy phép xuất khẩu ở đâu?

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa cụ thể mà việc xin cấp giấy phép xuất khẩu sẽ phải được thực hiện thông qua các bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền khác nhau. Dưới đây là danh sách một số các bộ, cơ quan ngang bộ cấp giấy phép cho từng loại mặt hàng.
  • Bộ công thương: Tiền chất công nghiệp, Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Bộ Thông tin và Truyền thông: sách, tạp chí, báo, ấn phẩm.
  • Bộ Y tế: trang thiết bị y tế, nguyên liệu thuốc, thuốc kiểm soát đặc biệt, hóa chất, mỹ phẩm.
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống thủy hải sản, giống cây trồng.
  • Ngân hàng nhà nước: vàng nguyên liệu.
Các bộ, cơ quan ngang bộ này sẽ đảm nhận thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu cho các mặt hàng tương ứng trong lĩnh vực quản lý của mình. Điều này nhằm đảm bảo quy trình xuất khẩu được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan.
Việc xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa là một phần quan trọng trong quá trình kinh doanh quốc tế, đặc biệt với những mặt hàng thuộc diện kiểm soát. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi.
Chat Zalo Chat Facebook Gọi ngay Hotline