Thủ tục nhập khẩu phần mềm từ Trung Quốc

  • Vbimex
  • 06/09/2022

 

Nhập khẩu phần mềm đang là lĩnh vực được nhiều đơn vị quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các phần mềm của người dân trong những năm trở lại đây. Vậy làm thế nào để nhập khẩu phần mềm từ Trung Quốc? Cần có những lưu ý nào trong quá tình nhập khẩu phần mềm? VBIMEX sẽ giải đáp với các bạn đọc thủ tục nhập khẩu phần mềm từ Trung Quốc năm 2022 trong bài viết dưới đây.

Các phần mềm đang được nhập khẩu về Việt Nam

Các phần mềm phổ biến đang được nhập khẩu về Việt Nam bao gồm: 

  • Phần mềm gửi qua email hoặc trên mạng Internet;
  • Phần mềm ghi, lưu trữ, chứa trong CD, USB, ổ cứng ngoài,…
  • Phần mềm cài đặt hoặc tích hợp sẵn trên các thiết bị nhập khẩu
  • Phần mềm gửi qua Internet nhưng giấy phép hoặc mã Code được ghi vào 1 giấy bản quyền và gửi cho người nhập khẩu.

Mã HS code của phần mềm

Căn cứ vào Công văn số 667/TCHQ-GSQL, ngày 24/02/2005 của Tổng Cục Hải Quan, việc phân loại mã HS của phần mềm căn cứ theo loại phương tiện chưa phần mềm đó, không phân loại phần mềm được lưu trong đó.

  • Nếu phần mềm chứa trong CD thì có thể tham khảo tại mã HS: 8523.39.90.00.
  • Nếu phần mềm chứa trong USB thì có thể tham khảo mã HS: 8523.59.21
  • Nếu phần mềm chứa trong ổ cứng thì có thể tham khảo mã HS: 8523.59.21.

Tuy nhiên, việc phân loại mã số thuế hàng hóa Công ty cần phải căn cứ vào thực tế hàng hóa nhập khẩu.

bieu-gia-thue

Thuế nhập khẩu phần mềm về Việt Nam

Theo quy định, các phần mềm được chứa trong các thiết bị lưu trữ trung gian, hợp đồng lô hàng tách riêng giá trị thì cần hoàn tất nghĩa vụ đóng thuế đối với trị giá vật chủ. 

Trường hợp thủ tục nhập khẩu phần mềm, hoá đơn không ghi rõ tách riêng giá trị thì doanh nghiệp cần đóng thuế cho cả vật chủ và trị giá phần mềm. Doanh nghiệp có thể tham khảo mức thuế tại Khoản 4, 6 của Thông tư 39/2015/TT-BTC.

Trị giá phương tiện lưu trữ tách riêng với trị giá phần mềm thì trị giá hải quan gồm cả trị giá phần mềm và chi phí cài đặt phần mềm vào lô hàng nhập khẩu. 

Khai báo tờ khai hải quan khi nhập khẩu

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu phần mềm, chúng ta tiến hành khai báo trên tờ khai hải quan nhập khẩu bao gồm:

  • Khai báo theo mã HS code của phần mềm hay của vật chủ, thiết bị trung gian chứa phần mềm.  
  • Thuế nhập khẩu phần mềm thực hiện nhập mã XNK90 đối với các lô hàng thuộc danh mục miễn, giảm, không chịu thuế nhập khẩu.  
  • Thuế giá trị gia tăng VAT nhập mã VK90 với các sản phẩm nhập khẩu thuộc danh mục miễn, giảm, không chịu thuế.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu phần mềm

thu-tuc-nhap-khau-phan-

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu phần mềm chúng ta cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau: 

  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)  
  • Vận đơn (Bill of Landing)
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có (C/O) 

Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu phần mềm

Doanh nghiệp chỉ cần nhập mã HS của vật chứa phần mềm. Bên cạnh đó, giá trị khai báo tương ứng:

  • Nếu giá của vật chứa phần mềm thì khai báo theo cách thông thường
  • Nếu giá của phần mềm thì ghi rõ giá trị tại phần ghi chú

Thuế nhập khẩu và VAT căn cứ trên giá trị của vật chứa phần mềm, đối với phần mềm thì thuế nhập khẩu và VAT là 0%.

Phần mềm được gửi qua email hoặc mạng internet không qua địa bàn giám sát của cơ quan hải quan. Do vậy, cơ quan Hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan đối với hình thức này.

Lưu ý nên vận chuyển phần mềm bằng đường hàng không để bảo quản vật chứa phần mềm tốt nhất. Khi truyền tờ khai qua E-Cus nên khai báo mã HS phần mềm là 1.

Trên đây là các chia sẻ về thủ tục nhập khẩu phần mềm từ Trung Quốc. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích khi nhập khẩu hàng hóa. Đừng quên liên hệ VBIMEX nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn.

Chat Zalo Chat Facebook Gọi ngay Hotline Tư vấn & Báo Giá