Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô chi tiết năm 2022
- Vbimex
- 13/04/2022
Bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất để áp dụng khi kinh doanh mặt hàng này. Việc nhập khẩu phụ tùng cho ô tô cần tuân thủ theo các quy định của Nhà Nước. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định và thủ tục khi nhập khẩu mặt hàng này.
Xem thêm
- Thủ tục nhập khẩu tụ lạnh
- Thủ tục nhập khẩu quần áo trẻ em
- Thủ tục nhập khẩu nồi cơm
- Thủ tục nhập khẩu xe đạp trẻ em
Contents
Phụ tùng xe ô tô là gì?
Trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô chúng ta cùng trả lời câu hỏi phụ tùng ô tô là gì? Phụ tùng ô tô là các bộ phận cấu thành nên chiếc xe và được sản xuất riêng lẻ. Đặc biệt phụ tùng có thể thay thế khi bị hư hỏng. Ví dụ một số loại phụ tùng ô tô như xilanh, piston, séc măng, trục khuỷu, xupap…
Đa số các thiết bị phụ tùng ô tô này cần nhập khẩu từ nước ngoài về để sử dụng cho việc thay thế, sửa chữa. Do vậy mà nhu cầu nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô này càng tăng cao hiện nay.

Phụ tùng xe ô tô là gì
Mã HS của phụ tùng ô tô
Mặt hàng phụ tùng xe ô tô có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng. Do vậy sẽ có nhiều nhóm mã HS cho mặt hàng này như sau:
- 8706 – Khung gầm đã lắp động cơ
- 8707 – Thân xe
- 8708 – Bộ phận và phụ kiện xe có động cơ
- 8407, 8408 – Động cơ xe
- 8409 – Bộ phận của động cơ như thân máy, xilanh, supap, quy lát, chế hòa khí
- 8512 – Đèn các loại như đèn pha, đèn hậu
- 8413, 8414 – Bơm nước, quạt gió, máy nén khí
- 8483 – Trục khuỷu, bánh răng
Trong mỗi nhóm lại có nhiều loại phụ tùng của các chủng loại xe khác nhau như xe kéo, xe tải, xe chở người, xe mô tô… Do vậy bạn cần kiểm tra và áp dụng chuẩn mã HS Code để biết thuế suất chính xác cho sản phẩm đó. Việc tra cứu mã HS cần sự cẩn trọng, chi tiết và nhanh chóng để đáp ứng được tiến độ công việc.
Giấy tờ thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
Thông thường đối với mặt hàng không thuộc danh mục quản lý chất lượng của nhà nước sẽ làm thủ tục hải quan như bình thường. Riêng đối với các mặt hàng thuộc thông tư 41/2018/TT-BGTVT thì doanh nghiệp cần nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra chất lượng.
Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô bao gồm những chứng từ:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế ưu đãi đặc biệt
- Vận đơn
Khi nhập khẩu phụ tùng ô tô, doanh nghiệp cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT cho sản phẩm. Cụ thể thuế VAT của phụ tùng ô tô là 10% và thuế suất thuế nhập khẩu sẽ tùy theo mã HS.
Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô
Quy trình nhập khẩu sản phẩm phụ tùng ô tô gồm những bước sau:
Bước 1: Khai quan tờ khai thông qua phần mềm hải quan khi đã có mã HS sản phẩm.
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo thông tư số 41/2018/TT-BGTVT.
Bước 3: Tiến hành mở tờ khai nhập khẩu và thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng hóa sau thông quan về kho và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Sau khi nộp thuế nhập khẩu xong thì doanh nghiệp có thể mang hàng về kho bảo quản. Sau đó doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy đăng ký kiểm tra chất lượng để có thể phân phối hàng hóa ra thị trường.
Bài viết đã chia sẻ chi tiết về thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô mới nhất năm 2022 đến doanh nghiệp. Thủ tục nhập khẩu mặt hàng này khá đơn giản nhưng sẽ mất thời gian của doanh nghiệp khi không có nhiều kinh nghiệm. Hãy liên hệ với VBIMEX ngay hôm nay nếu bạn muốn chúng tôi hỗ trợ các thủ tục này.